Lỗi thường gặp phải và cách xử lý khi dùng bếp từ
Lỗi bếp không nhận nồi
Trước tiên chúng ta cần phải hiểu rõ nguyên lí hoạt động của bếp và cấu tạo của nồi từ để tìm ra nguyên nhân chính. Bếp từ chính hãng hoạt động theo nguyên lí cảm ứng từ, khi khởi động bếp thì nguồn điện sẽ chạy qua bộ phận mâm từ, mâm từ sẽ phát ra các bước sóng dạng vòng elip chạy trên mặt vùng nấu tầm 2 > 3 mm. Phần sóng từ này sẽ cảm ứng với vùng đáy nồi nhiễm từ rồi sinh ra nhiệt nấu chín thức ăn.
- Trong trường hợp bếp không nhận nồi nguyên nhân đầu tiên các bạn cần lưu ý đó là vị trí đặt của nồi nấu. Nếu bạn đặt phần đáy nồi lệch hẳn với vị trí của vùng nấu thì bếp sẽ không nhận được nồi và sẽ cảnh báo lỗi. Cách khắc phục thì bạn chỉ cần đặt đúng vị trí nồi và bếp sẽ hoạt động bình thường.
- Trường hợp thứ hai bếp không nhận nồi là do nguyên nhân nồi không thích hợp. Do bếp hoạt động theo nguyên lí cảm ứng từ và chỉ nồi có phần đáy nhiễm từ, chất liệu là inox… mới hoạt động. Nên khi bạn sử dụng nồi không phải là nồi nhiễm từ thì bếp sẽ cảnh báo lỗi và không hoạt động.
Cách khắc phục: bạn nên chọn mua những loại nồi nhiễm từ có các kí hiệu biểu thị rõ ràng được dập nổi dưới mặt của phần đáy nồi
- Khi nồi bạn đang sử dụng đã đạt chuẩn và vị trí đặt nồi đúng nhưng bếp vẫn cảnh báo không nhận rồi thì bạn nên chú ý đến mặt đáy của nồi xem có bị biến dạng không. Nếu bị biến dạng bạn nên thay thế tránh trường sử dụng lâu gây ảnh hưởng tới các cảm biến và bo mạch của bếp
- Còn trường hợp cuối cùng là do các phần cảm biến hoặc IC của bếp bị hư hỏng nên việc nhận diện nồi sẽ kém hoặc không nhận.
Cách khắc phục: Nên liên hệ với công ty chịu trách nhiệm bảo hành để được kiểm tra và khắc phục.
Trên đây là một số nguyên nhân chính lý giải tại sao bếp từ lại kén nồi. Để tìm hiểu chi tiết về các sản phẩm hoặc các mẹo dùng bếp từ hiệu quả các bạn có thể liên hệ trực tiếp tới suabeptu.com để được tư vấn
Lỗi bếp từ quá nóng
Một trong những ưu điểm của bếp từ là khi nấu ăn bề mặt chỉ nóng tập trung ở vòng nhiệt trên mặt bếp do tiếp xúc với đáy nồi nóng. Thế nhưng, khi sử dụng thỉnh thoảng người dùng chạm tay vào mặt bếp thấy nóng. Bạn thắc mắc lý do bếp từ bị nóng và cách khắc phục hiệu quả nhất, mời xem ngay ở bài viết này nhé!
Nguyên nhân bếp từ bị nóng
– Đun nấu ở nhiệt độ lớn, công suất cao trong một thời gian dài khiến bếp từ bị quá tải, chạm vào bếp sẽ thấy rất nóng. Thông thường, trên màn hình điều khiển sẽ xuất hiện mã báo lỗi E1 để thông báo với người dùng bếp đang quá nóng.
– Quạt tản nhiệt của bếp từ bị chặn, có vấn đề, hỏng, xung quanh bếp không thoáng khí.
– Dụng cụ nấu có nhiệt độ cao hơn 280 độ C, dòng điện vào bếp ở mức quá cao làm bếp từ cũng nóng lên. Tình trạng này thường đi kèm với sự xuất hiện mã lỗi E4 trên màn hình bảng điều khiển.
– IGBT (trở cảm biến) của bếp bị quá nhiệt cũng khiến bếp bị nóng, bạn sẽ thấy có mã lỗi E5 xuất hiện.
– Cảm biến nhiệt bị tắt, lỏng hoặc có thể là do nhiệt độ ở đáy nồi quá cao cũng làm tăng nhiệt độ của bếp từ, khi đó thiết bị sẽ hiển thị mã lỗi E6.
Cách khắc phục hiệu quả
Xử lý khi nguyên nhân là do đun nấu với công suất cao, nhiệt độ dụng cụ nấu lớn, trở cảm biến bị quá nhiệt, cảm biến nhiệt có vấn đề. Bạn cần nhanh chóng tắt bếp, làm nguội tối thiểu 10 phút, nhấc các dụng cụ nấu còn đặt trên mặt bếp ra.
– Bạn cũng cần xem lại dòng điện vào bếp, đảm bảo là nó đang ở mức ổn định, nếu không chắc chắn bạn nên dùng một chiếc ổn áp sẽ giúp ổn định nhanh nguồn điện vào bếp. Khi bếp đã nguội, bạn bật bếp lên thấy không còn mã lỗi xuất hiện thì có thể nấu ăn tiếp tục.
Lưu ý là khi khởi động lại mà nhiệt độ bếp vẫn không giảm, bạn cần tắt bếp, rút dây điện nguồn và liên hệ với trung tâm bảo hành, tiệm sửa chữa, đừng tự mở thiết bị ra sửa nếu bạn không là thợ chuyên nghiệp.
– Nếu nguyên nhân bếp bị nóng là do quạt tản nhiệt có vấn đề, bạn cần tắt bếp, kiểm tra lại tình trạng quạt tản nhiệt, lấy hết các vật dụng xung quanh làm cản trở hoạt động của quạt, tạo sự thông thoáng xung quanh bếp. Thay thế khi quạt tản nhiệt bị hư.
Lỗi nguồn điện quá yếu
Nguyên nhân có thể do nhà bạn quá xa trạm điện chính hoặc đang giờ cao điểm sử dụng điện.
Giải pháp là hãy dùng ốn áp cho bếp từ nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra
Điện áp hoạt động quá thấp
Trong mỗi bếp từ đều có mạch điện nhận biết giá trị điện áp nguồn nuôi. Khi chúng ta sử dụng bếp với nguồn nuôi không ổn định, có giá trị điện áp quá nhỏ làm mạch điện bảo vệ tác động dẫn đến ngắt phần điện dao động kích cho khối công suất. Khi khối công suất không hoạt động thì bếp từ sẽ đồng nghĩa không làm nóng bất cứ chiếc xoong nào. Mạch điện công suất bao gồm mâm đĩa đồng, IGBT và cầu Diode. Chúng là những thành phần có giá trị nhất trong một bếp từ. Điện áp quá nhỏ sẽ làm khối công suất bị ngắt vì thế chúng không thể biến đổi điện năng thành nhiệt năng
Lỗi nguồn điện quá cao
Lỗi này khá ít gặp, do mạng lưới điện bạn đang sử dụng không ổn định và cao hơn mức điện áp thông thường, khi đó cảm biến công suất sẽ tự động ngắt điện và báo lỗi.
Để có nguồn điện ổn định, bạn nên dùng ổn áp có đầu ra 220 V nhé!
Nhiệt độ nấu quá lớn
Bếp từ của bạn đã đun nấu trong một thời gian dài với công suất lớn khiến quạt gió không kịp làm mát toàn bộ bếp và kết quả là hệ thống cảm biến nhiệt đưa ra cảnh báo cho bạn đồng thời bếp từ ngừng hoạt động.
Trong tình huống này, bạn nên tắt bếp ngay nhưng không rút nguồn điện để giữ cho quạt gió tiếp tục làm việc. Hãy lấy nồi ra khỏi bếp và nếu có thể nên dùng quạt điện bên ngoài làm bếp giảm bớt nhiệt độ. Bạn cần chờ ít nhất 30 phút rồi mới tiếp tục nấu nhé!
Bếp từ ẩm và lỏng hệ thống cảm ứng
Lỗi này xảy ra do cảm biến của bếp từ có vấn đề như lỏng, bị tắt, ngoài ra lỗi này còn có thể do đáy nồi quá nóng.
Khi bị báo lỗi này, bếp từ cần được làm nguội ngay, tắt bếp, làm thông thoáng xung quanh bếp, chỉ khi nào bếp nguội bạn mới được nấu ăn tiếp. Nếu cảm biến của bếp đã bị cháy, hãy thay cảm biến mới ngay nhé!
Trên đây là lỗi thường gặp phải và cách xử lý khi dùng bếp từ suabeptu.com chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại ở phần bình luận bên dưới nhé!